Một số điều cần biết về thẻ nhớ SD

Admin 28/09/2017

Một số cách phân biệt thẻ nhớ SD theo kích cỡ, dung lượng.

Ngày nay những chiếc thẻ SD đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Chúng là phần không thể thiếu của những chiếc máy ảnh, smartphone… Nhưng liệu bạn có bao giờ thắc mắc các chữ cái trên thẻ có ý nghĩa gì, hoặc làm thế nào để phân biệt các loại thẻ SD?

Trong thời đại công nghệ thông tin, khi một công nghệ mới xuất hiện, đi kèm với một cái tên mới thì theo thời gian nó cũng được dần dần được cải tiến. Sau khi quá trình này hoàn tất, công nghệ này sẽ lại có một cái tên mới (là cái tên cũ nhưng được kéo dài thêm). Lâu dần, người dùng sẽ càng cảm thấy khó hiểu với những tên gọi cho các công nghệ mới.

 

BÀI TẾT: Những điều bạn nên biết về thẻ SD
 

 

Vì vậy, để hiểu về công nghệ thẻ SD, trước hết ta hãy bắt đầu với những khái niệm cơ bản. "An toàn kỹ thuật số" (Secure Digital – SD) là tiêu chuẩn hiện hành đối với thẻ nhớ flash có thể tháo rời của các thiết bị di động. Có ba loại thẻ SD với kích thước, dung lượng bộ nhớ và tốc độ khác nhau:

1.      Thẻ SD: mẫu thẻ xuất hiện đầu tiên, có kích thước 32 x 24 mm. Các máy PC thường có khe cắm dành cho loại thẻ kích thước lớn này.

2.      Thẻ Mini SD: chỉ có kích thước 21,5 x 20 mm. Loại thẻ này bây giờ không còn được sử dụng nhiều.

3.      Thẻ Micro SD: có kích thước nhỏ nhất, chỉ 11 x 15 mm, vì vậy nó rất dễ thất lạc nếu bạn không cẩn thận. Loại thẻ tí hon này hiện rất thông dụng, nhất là đối với các thiết bị di động.

Thẻ Mini và Micro SD thường đi kèm với adapter cho phép bạn cắm vào khe cắm dành cho thẻ SD cỡ lớn.

 

BÀI TẾT: Những điều bạn nên biết về thẻ SD
 

 

Bên cạnh việc phân biệt theo kích cỡ, những chiếc thẻ này còn được phân loại dựa theo dung lượng của chúng:

-         Dung lượng tiêu chuẩn – Standard Capacity (SDSC): tối đa 2 GB.

-         Dung lượng lớn – High Capacity (SDHC): tối đa 32 GB.

-         Dung lượng mở rộng – Extended (hay eXtended) Capacity (SDXC): tối đa 2 TB (tuy nhiên bạn không thể mua được loại thẻ nào có dung lượng vượt quá 128 GB).

Ngoài ra còn có một loại thẻ nữa, thẻ SDIO (Input/Output). Những chiếc thẻ loại này thường chỉ dành cho một số thiết bị đặc biệt. Chúng có khả năng cung cấp thêm những tính năng khác ngoài việc lưu trữ, như cài thêm GPS, Wifi … cho thiết bị của bạn.

 

BÀI TẾT: Những điều bạn nên biết về thẻ SD

Bảng thông số của một vài loại thẻ SD thông dụng.

 

Thẻ SD cũng được phân chia theo tốc độ đọc, được ký hiệu bằng chữ cái C kèm theo con số thể hiện tốc độ (MB/giây). Những thông số này cho ta biết chiếc thẻ có thể ghi một đoạn video nhanh đến mức nào. Loại thẻ chậm nhất, C2, chỉ có thể ghi được video với độ phân giải tiêu chuẩn. Còn loại nhanh nhất, C10, có thể ghi được video Full HD với tốc độ cao.

Một vài loại thẻ cao cấp còn sử dụng chữ cái U thay cho C. Đó là những chiếc thẻ tốc độ cao – Ultra High Speed (UHS) nhưng chúng ít thông dụng và chỉ được dành cho một số thiết bị đặc biệt.

Theo: Vnreview/PcWorld

Theo genk.vn

Share :

Viết bình luận của bạn